Trong y học, xoắn tinh
hoàn là trường hợp cấp cứu ngoại khoa, cần được điều trị kịp thời để
tránh biến chứng hoại tử phải cắt bỏ tinh hoàn. Bệnh xuất hiện với triệu
chứng đau nhức dữ dội và đột ngột vùng bìu. Trong hầu hết mọi trường
hợp, can thiệp phẫu thuật là lựa chọn điều trị thích hợp nhất.
Xoắn tinh hoàn là bệnh gì?
Xoắn tinh hoàn là
hiện tượng thừng tinh bị xoắn lại, ngăn chặn con đường vận chuyển
máu đến tinh hoàn, từ đó làm giảm lưu lượng máu, gây sưng đau đột
ngột và dữ dội. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ
biến nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn từ 12 – 18 tuổi. Tinh hoàn bị
xoắn phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp để tránh tổn thương nghiêm
trọng, dẫn đến cắt bỏ.
Xét về sinh lý bệnh học, tình trạng này xảy ra khi có hiện tượng xoắn cơ học của thừng tinh, làm cho tinh hoàn bị treo trong bìu ở một vị trí bất thường chứa động mạch và tĩnh mạch. Xoắn sẽ làm giảm hoặc ngăn chặn hoàn toàn lưu lượng máu đến cơ quan. Mức độ tắc nghẽn động mạch, tĩnh mạch sẽ phụ thuộc vào thời gian cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng xoắn.
Thông thường, lưu lượng
máu tĩnh mạch bị tổn hại đầu tiên. Sự gia tăng áp lực tĩnh mạch sau đó tiếp
tục làm giảm lưu lượng máu động mạch. Điều này dẫn đến giảm lượng oxy cung
cấp cho tinh hoàn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương
nghiêm trọng.
Nhiều nghiên cứu
cũng cho thấy hiện tượng xoắn có thể xảy ra ngay cả trong quá trình
phát triển của thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ
sinh ra bị dị tật tinh hoàn (chỉ có một tinh hoàn).
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn
Hiện nay, nguyên nhân
dẫn đến xoắn tinh hoàn vẫn chưa được xác định chính xác. Một số yếu
tố có thể đều cập đến gồm:
- Yếu tố di truyền:
Hầu hết nam giới gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến yếu
tố di truyền, trong đó, cả hai tinh hoàn đều có thể bị ảnh hưởng.
(Xem thêm: Vietnam car rental)
- Chấn thương: Hiện
tượng xoắn tinh hoàn cũng thường xảy ra vài giờ sau khi hoạt động
mạnh, chấn thương nhẹ, thậm chí là trong quá trình ngủ.
- Nhiệt độ quá
thấp.
- Sự phát triển
nhanh chóng của tinh hoàn ở tuổi dậy thì.
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn
Khi con đường vận
chuyển máu đến bìu bị cắt đứt, tinh hoàn bị xoắn có thể gây đay dữ
dội. Cơ quan sưng to và có nguy cơ hoại tử nhanh chóng nếu không điều
trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nam giới nên
theo dõi, nhận biết để liên hệ sớm với bác sĩ:
- Đau đột ngột và dữ dội
một bên bìu.
- Đỏ và sưng bìu.
- Một bên tinh hoàn cao
hơn bên còn lại.
- Đau bụng.
- Buồn nôn và nôn.
- Sốt.
- Đi tiểu thường
xuyên.
- Chóng mặt.
- Xuất hiện khối u
bất thường trong bìu.
Yếu tố rủi ro tăng nguy cơ xoắn
tinh hoàn
Hầu hết những người bị
xoắn tinh hoàn đều không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước đó. Tuy nhiên,
nghiên cứu cho thấy một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ gặp
phải tình trạng này, bao gồm: (4)
- Một tinh hoàn có
kích thước lớn hơn.
- Khối u xuất hiện
trên tinh hoàn, đặc biệt là khối u ác tính liên quan đến thừng tinh.
- Tuổi tác: Tình
trạng xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên
giai đoạn từ 16 – 18 tuổi (trước hoặc trong tuổi dậy thì).
- Một số dị tật
hoặc biến thể giải phẫu bẩm sinh ở tinh hoàn hoặc các cấu trúc xúc
quanh cũng có thể làm tăng nguy cơ xoắn, điển hình là dị dạng “quả
lắc chuông” (bell-clapper deformity),
chiếm đến 90% tổng số các trường hợp.
- Chấn thương bìu
hoặc tập thể dục nặng, chẳng hạn như đạp xe đạp (chỉ có khoảng 4 –
8% tổng sống các trường hợp).
- Di truyền.
- Thời tiết lạnh
(vẫn đang trong quá trình nghiên cứu).
Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?
Xoắn tinh hoàn là
tình trạng khẩn cấp, nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ sẽ
dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Tổn thương tinh hoàn
nghiêm trọng: Tinh hoàn bị xoắn có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng do lưu
lượng máu giảm, thiếu hụt nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho
cơ quan. Trong trường hợp bắt buộc, phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh
hoại tử lan rộng hoặc chết mô.
- Vô sinh: Tác động của
tình trạng xoắn tinh hoàn đối với khả năng sinh sản lâu dài vẫn chưa được có
kết luận đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tượng này có nguy cơ ảnh hướng đến
chức lượng tinh trùng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và người lớn.
- Gây tổn thương cho
bên tinh hoàn còn lại: Sau khi một tinh hoàn bị tổn thương, hệ thống
miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt để tiến hành dọn dẹp, chữa
lành. Trong quá trình này, các kháng thể hoặc protein sẽ được tạo
ra, có nguy cơ gây tổn thương cho tinh hoàn còn lại.
- Tổn thương do tái tưới
máu: Loại tổn thương này thường xảy ra ở các mô bị thiếu nguồn cung cấp máu
trong một thời gian dài.
- Nhiễm trùng huyết:
Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp (0,03%), nếu xoắn tinh hoàn kéo dài
không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nghiêm
trọng và lan rộng sẽ gây tổn thương máu, các cơ quan lân cận, thậm
chí là tử vong.
Xoắn tinh hoàn được chẩn đoán như
thế nào?
Đối với tình trạng
xoắn tinh hoàn, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra mức độ sưng
đau ở bìu. Cụ thể, thao tác véo vào bên trong đùi sẽ được thực hiện
nhằm làm cho cơ quan co lại. Trong trường hợp phản xạ này không xảy
ra, nhiều khả năng tinh hoàn bị xoắn. Ngoài ra, một số xét nghiệm cũng
có thể được chỉ định thực hiện bao gồm: (5)
- Siêu âm Doppler bìu
để kiểm tra lưu lượng máu vận chuyển đến tinh hoàn.
- Xạ hình tinh hoàn (hiếm
dùng)
Điều trị xoắn tinh hoàn
- Xoắn tinh hoàn là một
trường hợp cấp cứu ngoại khoa, cần liên hệ ngay với bác sĩ khi bị đau bìu
cấp. Triệu chứng điển hình là những cơn đau nhói đột ngột. Tuy nhiên,
nhiều người bệnh sẽ gặp phải tình trạng xoắn không liên tục, tức là
đau dữ dội sau đó giảm bớt. Khả năng tái phát cao nên cần áp dụng
điều trị sớm.
- Trong đó, phẫu
thuật là lựa chọn luôn được ưu tiên số một trong chữa xoắn tinh hoàn.
Mổ cần được thực hiện càng nhanh càng tốt để khôi phục con đường
vận chuyển máu đến bìu. Nếu dòng máu bị ngưng hơn 6 giờ đồng hồ, mô
tinh hoàn có nguy cơ cao sẽ chết. Tinh hoàn bị ảnh hưởng sau đó phải
cắt bỏ.
- Phẫu thuật tháo xoắn
được thực hiện với gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở
bìu, sau đó tháo xoắn. Các mũi khâu nhỏ sẽ cố định tinh hoàn vào
đúng vị trí trong bìu, ngăn không cho xoắn xảy ra lần nữa.
Theo dõi điều trị và tiên lượng xoắn
tinh hoàn
- Theo nghiên cứu, 90% những trường hợp được điều trị xoắn tinh hoàn trong vòng 4 – 6 giờ kể từ khi bắt đầu đau đều không cần phải cắt bỏ tinh hoàn. Tuy nhiên, nếu quá trình này thực hiện sau 24 giờ trở lên, 90% tinh hoàn có nguy cơ bị cắt bỏ.
- Việc cắt bỏ tinh
hoàn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone ở trẻ sơ
sinh và khả năng sinh sản trong tương lại do số lượng tinh trùng giảm.
Nếu cơ thể bắt đầu tạo kháng thể do xoắn, khả năng di chuyển của
tinh trùng cũng có nguy cơ bị hạn chế.
- Do đó, để tránh những
biến chứng nghiêm trọng xảy ra, nam giới nên tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp
ngay lập tức nếu nghi ngờ tinh hoàn đang bị xoắn. Tỷ lệ phẫu thuật
thành công sẽ cao hơn trong trường hợp được phát hiện sớm.
Phương pháp phòng ngừa xoắn tinh
hoàn
- Hiện không có phương
pháp nào phòng ngừa sớm việc xoắn tinh hoàn.
- Hiếm khi hiện tượng
xoắn xảy ra ở cả hai bên. Nếu các bác sĩ loại bỏ một tinh hoàn, tinh hoàn còn lại
vẫn có khả năng sản xuất đủ tinh trùng để thụ thai. Tuy nhiên, những người
từng bị xoắn tinh hoàn thường sẽ có số lượng tinh trùng thấp hơn bình
thường.
- Đôi khi, tinh hoàn
còn lại sẽ phát triển lớn hơn cân bằng. Do đó, nam giới nên cân nhắc mặc
quần áo bảo hộ khi vận động, chơi thể thao để bảo vệ cơ quan khỏi
chấn thương không đáng có.
Nguồn: NamKhoa.net