Header Ads Widget

Bị nhiễm HIV sống được bao lâu?

Được mệnh danh là căn bệnh thế kỷ, đến nay vẫn chưa có văcxin phòng ngừa hay thuốc chữa trị đặc hiệu, căn bệnh thế kỷ HIV vẫn đang là nỗi ám ảnh với nhiều bệnh nhân. Và câu hỏi chung mà những bệnh nhân thời kỳ đầu thường đặt ra là bị HIV sống được bao lâu, hay làm thế nào để sống khỏe mạnh. Chuyên gia NamKhoa.net sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay tại đây.

1. Bị HIV sống được bao lâu

Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu là câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc nhất? Vậy cụ thể như thế nào?

1.1 Hiểu thêm về HIV

Về bản chất, HIV là tên gọi của một loại virus. Chủng virus nào gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở người. Virus HIV xuất hiện từ lâu và lần đầu tiên được phát hiện tại Mỹ vào năm 1981. Trải qua một thời gian dài, cho tới năm 2014, số liệu cập nhật trên thế giới có hơn 60 triệu người nhiễm HIV, và một nửa trong số đó đã tử vong cùng thời điểm.

Virus HIV sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ tấn công và phá hủy hệ miễn dịch. Nó là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của các căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ tử vong rất cao.

1.2 Nhầm tưởng về HIV

HIV/AIDS là cụm từ song hành với nhau nhưng không phải là một. Nhiều người thường nhầm lẫn HIV cũng là AIDS. Tuy nhiên thực tế, AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Khi mầm mống HIV xâm nhập vào trong cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch lympho T-CD4. Đây là tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể, giúp người khỏe mạnh chống lại bệnh tật. Điều trị kéo dài sẽ làm giảm nguy cơ dẫn tới AIDS.

AIDS xảy ra khi người bệnh nhiễm HIV mà không được điều trị. Lúc này, trong một mm3 máu chỉ còn lại hơn 200 tế bào bạch cầu T-CD4. Hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng một cách trầm trọng.

1.3 HIV sống được bao lâu?

HIV sống được bao lâu? Nhiều lầm tưởng về HIV khiến nhiều bệnh nhân suy sụp. Trên thực tế, người bị mắc HIV thường có tuổi thọ trung bình thấp hơn nhiều so với người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, với nỗ lực nghiên cứu, ngành y học ngày nay vẫn đang tìm ra nhiều loại thuốc giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Người bị nhiễm HIV có khả năng sống khỏe tới 30 năm nếu tuân thủ phác đồ điều trị. Đây là thông tin được chuyên gia y tế hàng đầu trong lĩnh vực khẳng định. Thực tế, trên thế giới ghi nhận rất nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh từ những năm của thập kỷ 80 hay 90 đều vẫn sống bình thường.

Một trường hợp cụ thể tại Việt Nam ghi nhận, người phụ nữ bị chẩn đoán nhiễm virus HIV từ cuối tháng 12 năm 1990. Chị bắt đầu uống thuốc điều trị vào đầu năm 1997. Sau khi được theo dõi và điều trị theo phác đồ của các bác sĩ, người phụ nữ này hiện đang sống khỏe mạnh cho tới nay. Ngoài ra, hiện còn có rất nhiều bệnh nhân điều trị HIV khác có cuộc sống khỏe mạnh và sinh hoạt, làm việc hoàn toàn bình thường trong rất nhiều năm kể từ khi phát hiện ra bệnh.

2. HIV có thể chữa trị dứt điểm không?

Bên cạnh câu hỏi HIV sống được bao lâu, nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc HIV có thể được điều trị dứt điểm không. Nhờ có sự phát triển về khoa học, kĩ thuật, HIv có thể kiểm soát được lây nhiễm nếu người dùng sử dụng liệu pháp kháng retrovirus (ART). Loại thuốc này có chức năng làm giảm tải lượng virus trong cơ thể. Từ đó giúp người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh.

Nếu không thể phát hiện được tải lượng virus, thì các bệnh nhân HIV không thể lây nhiễm cho người khác.

Tuy nhiên, rất khó để nói chính xác về việc chữa trị dứt điểm bệnh HIV, bởi đến nay cũng chưa có cách chữa. Việc mà các bác sĩ có thể làm là giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh, không để tiến triển nhanh.

Trong trường hợp đã mắc HIV, bất kể là có dùng thuốc ART hay không, virus vẫn tồn tại trong một nhóm tế bào. Nhóm này được gọi là ổ chứa HIV. Lượng virus cũng sẽ tăng nhanh trở lại nếu dùng thuốc ART. Do vậy vẫn chưa có cách nào để chữa trị dứt điểm tình trạng này.

Tuy nhiên, cũng có hy vọng về việc chữa trị dứt điểm HIV. Nhiều thử nghiệm trên thế giới đã được đưa ra, có hiệu quả tốt nhưng chỉ được một số trường hợp thử nghiệm rất hiếm hoi. Dù sao đây cũng là một tín hiệu đáng mừng.

3. Phương pháp sống lâu, sống khỏe cho bệnh nhân HIV

HIV sống được bao lâu còn tùy thuộc vào thời điểm phát hiện và quá trình điều trị. Điều trị HIV càng sớm, tỉ lệ kéo dài tuổi thọ càng cao.

- Thuốc kháng virus cần được sử dụng hàng ngày để ngăn chặn sự sinh sản của HIV trong cơ thể, các tế bào CD4 sẽ được bảo vệ tối ưu, hệ thống miễn dịch không bị đe dọa và tiếp tục làm nhiệm vụ chống chọi bệnh tật.

- Tuy nhiên, để sống lâu và sống khỏe mỗi ngày, chỉ sử dụng thuốc thì không đủ. Để làm chậm tiến trình phát triển, người bệnh nên tạo thói quen cân bằng chế độ dinh dưỡng. Kết hợp thêm cùng các bài tập thể dịch điều độ, nhẹ nhàng.

- Người bệnh cần tạo ra chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời không để stress làm ảnh hưởng tâm trạng. Hãy tránh xa những đồ uống gây hại, có cồn và chất cafein.

- Nếu phát hiện thêm các triệu chứng bất thường, người bệnh nên báo cáo ngay với bác sĩ. Đặc biệt cần quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV.

- Để giảm nguy cơ lây truyền, những người chưa mắc HIV cần phòng ngừa bằng cách điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và sau phơi nhiễm (PEP).

Việc điều trị sớm sẽ làm chậm quá trình phát triển bệnh và kéo dài tuổi thọ. Song song với phác đồ được đưa ra từ bác sĩ, bạn cần giữ một thái độ lạc quan và liên tục duy trì thói quen sống lành mạnh.

Tuân thủ tuyệt đối điều trị ARV

Đây là một trong những vấn đề quan trọng mà người nhiễm HIV không được bỏ qua. Tuân thủ tuyệt đối quy trình điều trị ARV để không xảy ra tình trạng kháng thuốc. Việc tuân thủ có thể giúp bạn đạt được hiệu quả lên đến 97%.

Điều này được thực hiện bằng việc không được quên uống thuốc một lần nào trong tháng. Hãy tạo thói quen đặt báo thức nhắc giờ uống thuốc, cất trữ thuốc tại nơi bạn dễ nhìn thấy và luôn mang theo thuốc khi đi ra ngoài đối với trường hợp gần giờ uống thuốc. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm CD4 định kỳ 6 tháng 1 lần tại cơ sở y tế để đánh giá tình trạng miễn dịch của bạn.

Có biện pháp phòng lây nhiễm cho đối tượng khác

Vì bản thân đã nhiễm HIV, bạn cần có biện pháp an toàn sau để phòng lây nhiễm cho đối tượng khác:

- Việc tránh quan hệ tình dục là biện pháp phòng khám HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất.

- Trong trường hợp có nhu cầu quan hệ tình dục, đừng quên sử dụng bao cao su hoặc bắt buộc đối tượng sử dụng bao cao su để phòng ngừa lây nhiễm. Song, đối tác cần chủ động kiểm tra HIV nếu nghi ngờ bị lây nhiễm.

- Không tham gia hiến máu dù đó là trường hợp khẩn cấp nhất.

- Không dùng chung bơm, kim tiêm.

- Không sử dụng chung vật dụng xuyên qua da hay niêm mạc như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dao lam, kim xăm, kim xuyên lỗ tai,…

Giải phóng lo âu, căng thẳng

Giải tỏa lo âu, căng thẳng là điều rất quan trọng mà bất kỳ người bị nhiễm HIV nào cần phải thực hiện. Trong một số tài liệu cho thấy, người nhiễm HIV chết nhanh chủ yếu là do chán nản, tuyệt vọng và mất niềm tin khi bị xã hội dị nghị, kỳ thị và phân biệt đối xử. Để tránh vướng phải câu chuyện xấu này, hãy thử trò chuyện với bác sĩ điều trị HIV của bạn hoặc người thân, bạn bè hoặc người bị nhiễm như bạn để tìm sự đồng cảm.

Song, người nhiễm HIV cần tập thói quen đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục hay làm công việc yêu thích để giải tỏa âu lo. Và cần nhớ rằng, luôn giữ cho đầu óc được thư thái, không suy nghĩ quá nhiều cũng như không lo lắng người khác nghĩ gì về mình.

Hy vọng thắc mắc HIV sống được bao lâu của bạn đã được giải đáp. Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm HIV, bạn nên tới các cơ sở y tế làm xét nghiệm sớm để có biện pháp can thiệp sớm thích hợp.

Nguồn: NamKhoa.net